Thương mại và dịch vụ Kinh_tế_Trung_Quốc

Thương mại toàn cầu của Trung Quốc đạt tổng kim ngạch 1.758 tỷ USD cuối năm 2006.[32] Tổng kim ngạch đã vượt qua mốc 1.000 tỷ USD năm 2004 (1.150 tỷ USD, hơn gấp đôi kim ngạch năm 2001). Cuối năm 2004, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương mại lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Đức.[33] Tuy nhiên thặng dư thương mại vẫn ổn định ở mức 30 tỷ USD. (trên 40 tỷ USD năm 1998, dưới 30 tỷ USD năm 2003). Các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đức, Singapore, Malaysia, NgaHà Lan. Theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ, thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ năm 2004 là 170 tỷ USD, hơn gấp đôi so với mức năm 1999. Chỉ tính riêng Wal-Mart, nhà bán lẻ hàng đầu Hoa Kỳ, đã là đối tác xuất khẩu lớn thứ 7 của Trung Quốc và xếp trên Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland về nhập khẩu hàng Trung Quốc. Trong 5 cảng bận rộn nhất thế giới, có 3 cảng ở Trung Quốc.

Trung Quốc đã thử giảm bớt độc quyền ngoại thương và nỗ lực hội nhập với hệ thống ngoại thương thế giới. Tháng 11 năm 1991, Trung Quốc đã gia nhập hệ thống thương mại toàn cầu. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc đã gia nhập APEC, sự gia nhập làm tăng cường tự do thương mại và hợp tác trong các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư và công nghệ. Năm 2001, Trung Quốc đã giữ chức chủ tịch APEC và Thượng Hải đã đăng cai hội nghị các lãnh đạo APEC thường niên.

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 1999, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã ký một Hiệp định Hợp tác Nông nghiệp song phương, quy định tháo dỡ lệnh cấm nhập khẩu cam quýt, thịt bògia cầm lâu năm của Trung Quốc. Tháng 11 năm 1999, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận song phương lịch sử về quyền tiếp cận thị trường, dọn đường cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Là một phần của hiệp định tự do hóa thương mại có ảnh hưởng sâu rộng, Trung Quốc đã đồng ý giảm thuế quan và xóa bỏ các trở ngại thị trường sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới này. Ví dụ như những nhà kinh doanh Trung Quốc và nước ngoài sẽ được quyền tự mình xuất nhập khẩu và bán sản phẩm của mình mà không thông qua một bên trung gian của chính phủ. Tỷ lệ thuế quan trung bình đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính yếu của Hoa Kỳ đã giảm từ 31% xuống 14% năm 2004 và đối với sản phẩm công nghiệp là từ 25% xuống còn 9% trong năm 2005. Thỏa thuận cũng mở ra các cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ trong các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm và viễn thông. Sau khi đạt được thỏa thuận song phương với WTO, với EU và các đối tác thương mại khác, trong mùa hè năm 2000, Trung Quốc đã tiếp tục xúc tiến một thỏa thuận gia nhập WTO trọn gói. Để tăng xuất khẩu, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách như cổ vũ sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy đầu tư nước ngoài lắp ráp các linh kiện nhập khẩu thành hàng xuất khẩu. Trung Quốc đã gia nhập WTO ngày 11 tháng 12 năm 2001, sau 15 năm đàm phán, kéo dài nhất trong lịch sử của GATT.

Tuy Hoa Kỳ là một trong những nhà cung cấp hàng đầu ở Trung Quốc về thiết bị phát điện, máy bay và phụ tùng, máy tính và máy công nghiệp, nguyên liệu thô, hóa chất và sản phẩm nông nghiệp nhưng các nhà xuất khẩu Mỹ vẫn tiếp tục quan ngại về quyền tiếp cận thị trường công bằng do các chính sách thương mại hạn chế hàng xuất khẩu Mỹ của Trung Quốc. Sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm và nạn hàng giả, hàng nhái, khiến nhiều công ty phương Tây vẫn nản lòng khi làm ăn ở Trung Hoa đại lục. Một số nhà chính trị và nhà sản xuất phương Tây cũng cho rằng giá trị của đồng Nhân dân tệ đang thấp giả tạo và tạo cho hàng xuất khẩu từ Trung Quốc một lợi thế không công bằng. Những vấn đề này và các vấn đề khác nữa là những nguyên nhân đằng sau các cuộc thúc đẩy chính sách bảo hộ mậu dịch lớn hơn của một số nghị sĩ trong Quốc hội Hoa Kỳ, bao gồm một mức thuế tiêu dùng 27,5% đánh vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Kim ngạch mậu dịch giữa Trung Quốc và Nga đạt 29,1 tỷ USD năm 2005, tăng 37,1% so với năm 2004.

Các mặt hàng xuất khẩu máy móc và hàng điện tử của Trung Quốc đến Nga tăng 70%, chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đến Nga trong 11 tháng đầu năm 2005. Trong cùng thời gian đó, các sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu của Trung Quốc đến Nga tăng 58%, chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga. Cũng trong thời gian này biên mậu giữa hai quốc gia đạt 5,13 tỷ USD, tăng 35% và chiếm gần 20% tổng kim ngạch thương mại. Phần lớn hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga là hàng may mặc và giày dép.

Nga là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Nga và Trung Quốc hiện có 750 dự án đầu tư ở Nga với số vốn 1,05 tỷ. Các dự án đầu tư đã ký của Trung Quốc ở Nga đạt mức 369 triệu USD trong thời kỳ tháng 1 - tháng 9 năm 2005, gấp đôi mức năm 2004.

Các mặt hàng Trung Quốc nhập từ Nga chủ yếu là nguồn năng lượng như dầu thô, phần lớn được chuyên chở bằng tàu lửa và điện năng xuất khẩu từ vùng SiberiViễn Đông láng giềng của Nga. Trong tương lai gần, kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này dự kiến sẽ tăng do Nga đang xây dựng đường ống dẫn dầu Thái Bình Dương – Đông Siberi với một nhánh đến biên giới Trung Quốc và Công ty độc quyền lưới phân phối điện của Nga UES đang xây một số nhà máy thủy điện với mục tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc trong tương lai.

Quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, nổi bật lên là xu thế thặng dư thương mại với Việt Nam đang tiếp tục tăng lên từ năm 2001 cho đến nay. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt và thặng dư thương mại với Việt Nam đã gia tăng rất nhanh chóng, xuất siêu vượt 200% so với nhập khẩu từ Việt Nam vào năm 2006,[34] nếu kể lượng dịch vụ bao gồm ngân hàng, du lịch, viễn thông, bán điện thì thặng dư thương mại còn cao hơn nữa. Dự báo luồng hàng xuất khẩu của Trung Quốc còn tăng lên mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2007 và những năm tiếp theo nếu như Việt Nam không có chính sách hợp lý. Nhập siêu từ Trung Quốc tạo ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam như các ngành công nghiệp trong nước chịu áp lực cạnh tranh lớn từ hàng hóa Trung Quốc. Nguyên nhân là do Trung Quốc đã tiến rất xa hơn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá và năng lực cạnh tranh của Trung Quốc cao hơn Việt Nam (năm 2005, Trung Quốc xếp thứ 49, Việt Nam xếp thứ 81 trên 117 nền kinh tế, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới)[35] Trung Quốc đã từng than phiền Việt Nam khi báo chí và truyền thông Việt Nam vốn do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo lại cứ đưa tin hàng hóa Trung Quốc bị toàn thế giới tẩy chay do chất lượng kém, chứa nhiều độc chất. Hành động này của Trung Quốc nhằm ngăn cản thông tin tiêu cực về chất lượng hàng Trung Quốc đến với công chúng Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc.[36]

Trung Quốc xếp thứ 9 thế giới về giá trị sản lượng dịch vụ. Tỷ trọng điện năng và viễn thông cao đảm bảo xu thế tăng trưởng nhanh dài hạn trong lĩnh vực dịch vụ.

Đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, có khoảng 37.504.000 tuyến băng thông rộng ở Trung Quốc,[37] hiện nay chiếm gần 18% thị phần thế giới. Hơn 70% tuyến băng thông rộng thông qua DSL và phần còn lại qua modem cáp.

Ngân hàng Thế giới ước tính rằng phải mất 18 ngày để được đấu nối một điện thoại ở Trung Quốc (86 ngày ở Ấn Độ).[38]

Với hai sở giao dịch chứng khoán (là Thượng HảiThâm Quyến), thị trường chứng khoán Trung Quốc có một giá trị thị trường 1.000 tỷ USD tính đến tháng 1 năm 2007, trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Hồng Kông.[39] Người ta ước tính thị trường này sẽ lớn thứ ba thế giới vào năm 2016.[40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Trung_Quốc http://www.ctvnews.ca/business/inflation-in-china-... http://www.chinadaily.com.cn/china/2007-01/02/cont... http://www.pbc.gov.cn/publish/html/kuangjia.htm?id... http://www.stats.gov.cn/english/ http://www.bluenomics.com/data#!data/energy/electr... http://www.businessweek.com/magazine/content/05_34... http://www.chinability.com/GDP.htm http://www.cnn.com/2005/BUSINESS/11/23/wto.germany... http://users.erols.com/mwhite28/warstat1.htm#Mao http://www.iht.com/articles/2007/01/11/bloomberg/b...